Úc đứng thứ 5 về hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
Hộ chiếu Úc vươn lên ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng các hộ chiếu quyền lực nhất thế giới theo chỉ số hộ chiếu Henley.
Theo bảng xếp hạng Henley Passport Index, Australia hiện đứng ở vị trí thứ 5 cùng với Bồ Đào Nha về hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023 và 3 bậc so với năm 2022.
Chỉ số dựa trên việc theo dõi quyền tự do toàn cầu của của 227 quốc gia và vùng lãnh thổ và sử dụng dữ liệu độc quyền từ Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế.
Theo đó, Singapore là quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong bảng xếp hạng Henley Passport Index, công dân nước này có thể đi 195 điểm trong số 227 điểm đến trên toàn thế giới mà không cần thị thực.
Hộ chiếu Singapore quyền lực nhất thế giới
Xếp ở vị trí thứ 2 là các nước Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản và Tây Ban Nha. Công dân của các quốc gia này được miễn thị thực tới 192 nước.
Xếp ngay sau đó là Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan, Áo, Hà Lan, Ireland và Luxembourg được miễn visa đến 191 quốc gia.
Bỉ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, New Zealand, Anh, Na Uy cùng ở vị trí thứ 4, miễn thị thực ở 190 quốc gia.
Australia và Bồ Đào Nha đồng hạng 5 với 189 điểm đến được miễn visa, trong khi đó Mỹ xếp ở vị trí thứ 8 với 186 điểm đến.
Passport Úc ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng
Trái ngược với con số kỷ lục của Singapore, Afghanistan là quốc gia có hộ chiếu yếu nhất, công dân nước này chỉ có thể đến 26 quốc gia mà không cần thị thực. Đây cũng là con số thấp nhất trong gần 20 năm của chỉ số này.
Xếp ở vị trí cao hơn Afghanistan một chút là các nước Syria, Iraq, Yemen, Pakistan và Somalia với lần lượt các điểm đến được miễn thị thực là 28, 31, 33, 33 và 35.
Christian Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners cho biết số lượng trung bình các điểm đến toàn cầu mà du khách có thể đến mà được miễn thị thực tăng gần gấp đôi từ 58 quốc gia năm 2006 lên 111 quốc gia vào năm 2024. Tuy nhiên, khoảng cách giữa quốc gia đứng đầu danh sách và cuối danh sách ngày càng cao.
Châu Phi đứng đầu danh sách bị EU từ chối cấp visa trên toàn thế giới
Nghiên cứu mới được công bố trong bản báo cáo của Henley & Partners cho thấy khoảng 30% số người Châu Phi xin visa Schengen đã bị từ chối, so với khoảng 10% người nộp đơn trên toàn thế giới.
Giáo sư Mehari Taddele Maru - giảng dạy tại Trường Quản trị xuyên quốc gia tại Viện Đại học Châu Âu cho biết: "Người châu Phi đang phải đối mặt với 3 vấn đề khó khăn là quyền hộ chiếu thấp hơn, tỷ lệ từ chối thị thực cao hơn và khả năng linh động kinh tế bị hạn chế"
Các quốc gia Châu Phi có tỷ lệ từ chối visa cao nhất thế giới
Những quốc gia nào người Úc cần phải xin thị thực?
Công dân Úc cần phải xin thị thực trước khi khởi hành hoặc phải được chính phủ chấp nhận cấp thị thực khi đến nơi đối với 37 quốc gia. Trong đó có hơn một nửa là Châu Phi bao gồm South Sudan, Ghana, Uganda.
Úc cũng phải xin visa tới Papua New Guinea và Nauru mặc dù 2 quốc gia này được xem là láng giềng của Australia. Người Úc đến Việt Nam cũng cần phải có thị thực.
Danh sách các quốc gia bao gồm:
- Azerbaijan
- Bhutan
- Chad
- Chile
- Congo (Democratic Republic)
- Congo (Republic)
- Papua New Guinea
- Nauru
- South Sudan
- Sudan
- Ghana
- Uganda
- Afghanistan
- Algeria
- Benin
- Cameroon
- Central African Republic
- Cote d'Ivoire
- Cuba
- Equatorial Guinea
- Eritrea
- Gabon
- Guinea
- India
- Liberia
- Libya
- Mali
- Niger
- Nigeria
- North Korea
- Russian Federation
- Sao Tome and Principe
- Syria
- Togo
- Turkmenistan
- Vietnam
- Yemen
Nguồn: SBS
Bài viết có thể bạn quan tâm
- Ba thành phố của Australia có giá nhà đắt đỏ "không thể mua nổi"
- Gần 13 triệu người Úc bị đánh cắp thông tin trong vụ tấn công mạng MediSercure
- Hàng nghìn người dùng điện thoại chưa sẵn sàng khi Úc sắp đóng mạng 3G
- Úc tăng hơn gấp đôi lệ phí xin visa du học
- Giá thuê nhà tại Perth tăng gần 20% trong 12 tháng qua
- Khả năng tiếp cận giao thông công cộng tại các thành phố lớn của ÚC
- Qantas biến mất khỏi top 20 trong bảng xếp hạng toàn cầu 2024
- Thẻ OPAL trên khắp Sydney tăng giá từ tuần tới
- Brisbane là thành phố có giá nhà đắt thứ hai tại Úc
- Victoria công bố dự luật tăng độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự lên 12