Tuyệt chiêu giữ thợ của các nhà quản lý shop nail giỏi
Tìm nhân viên giỏi đã khó. Giữ được họ lại càng khó hơn. Chủ tiệm nail nào cũng đau đầu để giữ các nhân viên lâu năm, tay nghề cao, bởi những người thợ này họ có rất nhiều lựa chọn tốt, lương cao hơn
Có nhiều người lầm tưởng rằng để một người làm việc cho mình (bất cứ việc gì) là một nghệ thuật thôi miên để người ta nghe lời mình. Chắn chắn không bao giờ có chuyện đó xảy ra! Trong một cuộc hội thảo kéo dài 7 ngày của một số nhà tâm lý học bên Thụy Điển cách đây không lâu, họ đã đưa ra một kết luận “Bạn phải làm những điều người khác muốn, để người khác làm cho bạn điều bạn muốn.” Nhưng các nhà tâm lý học này cũng nhận định rằng, điều con người muốn thì quá nhiều, vô đáy nên họ đã sửa lại cầu đó thành, “Bạn phải làm những điều người khác cần, để họ làm cho bạn những điều bạn cần.” Dưới đây là những cách để chủ tiệm nails giữ các thợ tay nghề cao, 1 yếu tố quan trọng để quản lý shop thành công. Đồng thời đó là những điều bạn có thể làm để giảm thiểu việc thợ nhảy như cóc, hơn thế nữa thợ sẽ làm làm việc tận tụy, trung thành, và trách nhiệm.
Người chủ nào cũng muốn giữ bên mình những người thợ giỏi, nhưng không phải ai cũng biết cách giữ họ
Chọn chưa đúng người: Mỗi người có một cá tính và lối làm việc khác nhau, để bạn tìm được đúng đối tượng làm việc trong tiệm, bạn phải có chỉ tiêu, và yêu cầu cần thiết của bạn. Một đối tượng đúng, trong một chức vụ đúng, ở một hoàn cảnh đúng luôn luôn bộc phát được những tài năng của họ.
Chọn thợ khôn ngoan: Không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm được đối tượng đúng cho tiệm nails của bạn, thế nên bạn đừng bỏ qua cơ hội tìm kiếm, nhận những người có tài năng, khả năng, khéo léo để đảm nhận những công việc. Chưa có đệ nhất, hãy dùng đệ nhị tạm thời thay thế.
Trả lương hấp dẫn, có quyền lợi lâu dài: Đại đa số thợ nails đi làm không có quyền lợi gì đính kèm nên thợ nails chẳng thiết tha gì đến tiệm. Một số tiệm có bao lương cho thợ, nhưng cũng chỉ đủ để kéo thợ đến làm trong một thời gian ngắn. Bạn hãy nghĩ đến một tương lai xa hơn, hãy cho thợ một số quyền lợi thiết thực lâu dài hơn như: bảo hiểm sức khỏe, tiền hưu trí, nghỉ holiday có lương, tài trợ học bổng để thợ học lên nghề là một số cách các công ty khác dùng để giữ nhân viên của họ. Tất nhiên chủ tiệm cần lựa chọn những ứng viên xứng đáng và có đóng góp lớn trong việc phát triển tiệm thì mới được nhận những ưu đãi đó.
Tạo cơ hội cho thợ phát triển: Có ai trong chúng ta không thích có cơ hội để phát triển, để tiến thân. Thợ nails cũng muốn có cơ hội để tiến thân để phát triển. Tiệm nails phần lớn chỉ có một chức vụ thôi “ Nail technicians.” Bạn nên tạo ra nhiều chức vụ khác nhau trong tiệm để cho thợ có cơ hội phát triển trong tiệm như: customer's manager, marketing manager, hay nail designers...Như vậy mỗi nhân viên đều ý thức được trách nhiệm của họ và có " danh phận riêng" của mình, họ sẽ có thêm động lực để cống hiến cho shop.
Tạo cơ hội cho thợ học hỏi: Phần lớn thợ nails sau khi đi làm là chấm dứt. Có một số bạn có chí còn tiếp tục trở lại trường đi học thêm, một số bạn đi học thêm để lấy bằng facial, nối mi..., nhưng những việc này là do thợ tự túc đi học. Bạn nên tạo thêm nhiều cơ hội để thợ có thể phát huy khả năng thêm trong nghề nghiệp. Đồng thời tạo cơ hội để thợ có thể học hỏi thêm từ những người có tay nghề giỏi hơn trong tiệm, hoặc tạo cơ hội để thợ có thể học hỏi thêm những kiến thức, sản phẩm mới để cập nhật những xu thế mới nhất cho tiệm.
Tạo cơ hội cho thợ phát biểu ý kiến: Chúng tôi nhận thấy phần lớn thợ nails không bao giờ có cơ hội phát biểu ý kiến của họ một cách tích cực. Rất hiếm khi chủ tiệm nghe thợ nói gì, và cũng rất ít khi thợ đưa ra ý kiến tích cực để xây dựng. Phần lớn khi thợ tụm năm tụm ba nếu không phải phàn nàn chủ, hay một người thợ khác trong tiệm, thì họ chỉ đem những chuyện phê phán bi quan để nói. Chuyện này phải nên chấm dứt " ngay lập tức".
Tạo không khí vui vẻ: Người người ai cũng thích được vui vẻ, hãy tạo một môi trường làm việc vui vẻ. Chủ vui vẻ với thợ và thợ sẽ vui vẻ với khách, cuối cùng ai là người được hưởng lợi khi tiệm ngày càng đông khách? Là bạn- là chủ tiệm đúng không?
Tạo cơ hội để thợ có thể cân bằng cuộc sống và việc làm: Việc làm mà quá căng thẳng, thời giờ làm việc quá gắt gao làm mất đi cân bằng trong cuộc sống cũng là lý do làm người ta tìm cách thay đổi công việc. Mỗi người thợ đều có những lý do riêng tư để cảm thấy công việc làm không quân bình với cuộc sống. Bạn nên giúp thợ quân bình cuộc sống cá nhân và công việc bằng những cách như: Cho thợ có một thời khóa biểu làm việc thoáng, chia phiên để thợ có thể nghỉ việc ngày cuối tuần, hay dịp lễ.
Để thợ đóng góp ý kiến quyết định cách làm việc của tiệm: Nói thì khó tin về việc thợ đóng góp ý kiến cách làm ăn của tiệm vì thứ nhất chủ tiệm khó tin được thợ, thứ nhì thợ biết làm ăn gì mà đóng góp ý kiến. Nhưng thực tế, thợ là những người có thể đóng góp ý kiến, đường lối làm ăn của tiệm một cách thiết thực nhất vì họ là những người luôn đối đầu với khách, nghe nhiều câu chuyện từ khách hàng nhất. Làm sao để thợ có thể đóng góp ý kiến vì quyền lợi của tiệm đó mới chính là tuyệt chiêu có thể khó thực hiện.
Ghi nhận và khen thưởng những việc làm xuất sắc: Đôi lúc chỉ là những lời nói khen thưởng cũng đủ làm cho thợ cảm thấy hài lòng khi làm việc trong tiệm. Nếu có thể đính kèm thêm một phần thưởng càng làm khích lệ thợ làm việc lâu bền hơn.
Tiền thưởng: Tiệm có thể nên trích ra một phần tiền lời để làm tiền thưởng hàng quí, hoặc hàng năm cho thợ. Thí dụ: Chỉ tiêu lợi nhuận của tiệm là $10,000 mỗi tháng, nhưng tháng này tiệm lời được $12,000. Bạn nên trích ra 10% hoặc 20% từ số tiền lời thêm (là $2000) để chia lại cho thợ. $200-$400 chia ra mỗi người được vài chục, tuy là con số không quá lớn nhưng rất khích lệ thợ.
Tiền thưởng khuyến khích và tạo động lực cho thợ làm việc và gắn bó với shop lâu dài hơn
Đối thoại với thợ: Thông báo với thợ về mục đích, nhiệm vụ, cũng như trách nhiệm của thợ một cách rõ ràng. Đồng thời nhắc nhở thợ về những vi phạm một cách trực tiếp và thân mật.
Lắng nghe nhu cầu của thợ: Giải thích và tìm cách giải quyết các nhu cầu đó một cách tận tình. Khi chủ tiệm đáp ứng các mong muốn của thợ thì không có lý gì nthợ lại không làm theo yêu cầu của chủ. Với những người thợ chỉ biết nhận mà không biết đáp lại thì có cho nghỉ chủ tiệm cũng không tiếc.
Bây giờ bạn đã có một số ý kiến là làm sao để giảm thiểu thợ thôi việc. Bạn có nên bắt đầu lập ra một kế hoạch để tiệm nails của bạn là một tiệm tốt nhất mà thợ nails nào cũng muốn đến làm không?
''Nếu bạn đối xử với thợ một cách phi thường, bạn sẽ có được những người thợ trung thành, tận tụy với bạn''
Hãy LIKE fanpage Người Việt Tại Úc để cập nhật thêm thông tin và bài viết mới nhất !
Linda - Sưu tầm và biên soạn
Bài viết có thể bạn quan tâm
- Bí quyết mua tiệm nail, không bao giờ lo thất bại
- Cảnh báo về cuộc điện thoại giả dạng Bộ Di trú lừa đảo di dân
- 6 website giúp bạn tìm việc nhanh nhất tại Úc
- Top 5 việc làm phổ biến nhất dành cho du học sinh Việt tại Úc
- Du học sinh đang lấy mất việc làm của người dân Úc? Có thật như vậy không?
- Tìm việc trong ngành nhà hàng khách sạn khó ư? Bạn sẽ trả lời là" không" khi đọc xong bài báo này.
- Phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh sẽ trở thành " chuyện nhỏ" nếu bạn nắm trong tay 9 câu hỏi này.
- Di dân và những rào cản trong vấn đề tìm việc
- Chắc chắn bạn sẽ tìm việc làm thêm tại Úc chỉ với 3 bước đơn giản dưới đây
- Gõ cửa mời chào dịch vụ và những chiêu thức lừa đảo tinh vi