Gõ cửa mời chào dịch vụ và những chiêu thức lừa đảo tinh vi
Cơ quan Bảo vệ người Tiêu thụ Victoria đầu tuần này đã phát động chiến dịch kêu gọi người dân cảnh giác những vụ lừa đảo của những kẻ bị CAV gọi là ‘travelling con men’ - những kẻ đến tận nhà đề nghị cung cấp các dịch vụ lừa đảo.
Thứ nhì những dịch vụ được họ gọi là cung cấp thì thường là dịch vụ sửa chửa hoặc tân trang nhà cửa với giá rẻ để những đối tượng họ nhắm đến dễ dàng nhận lời, tuy nhiên thật ra họ chỉ là những kẻ lừa đảo ‘con men’, mà thôi.
Lừa đảo bằng cách nào?
Những kẻ lừa đảo này thường đến tận nhà tiếp xúc với chủ nhân, nhất là những căn nhà đang sửa hoặc có vẻ cần được sửa chửa chẳng hạn, tự xưng là thợ ngành này ngành kia, chẳng hạn thợ sơn, thợ làm hàng rào, thợ lót gạch… và điều đầu tiên họ nói với chủ nhà là dịch vụ của họ đang có giá rẻ đặc biệt, nhưng chỉ áp dụng vào hôm nay, tức hôm gặp chủ nhân căn nhà đó.
Dễ dàng đoán được họ nói như vậy là để buộc đối tượng của họ phải quyết định gấp và dứt khoát chỉ trong nội ngày đó mà thôi.
Những kẻ lừa đảo này còn dùng nhiều thủ thuật khác khiến nạn nhân khó lòng từ chối, chẳng hạn như hứa hẹn có thể làm ngay cho chủ nhà, với lý do là họ vừa làm xong dịch vụ cho căn nhà cũng trong địa phương đó chẳng hạn.
Khi chủ nhà có vẻ siêu lòng với giá cả tưởng chừng như thấp hơn giá các dịch vụ khác thì bọn này đòi phải trả trước bằng tiền mặt.
Tuy nhiên ngay khi được chủ nhà trao trân tay chi phí dịch vu là bọn chúng cao bay xa chạy ngay, khiến nạn nhân phải dở khóc dở cười.
Người nào nhẹ dạ nghe lời chúng trả hết chi phí từ đầu thì dĩ nhiên là tiền mất tật mang, còn người nào trả tiền theo từng công đoạn thì lấy hết tiền là chúng biến mất, để lại căn nhà sửa chữa vừa dở dang, vừa kém chất lượng.
Mỗi vụ lừa đảo, không chỉ có một ‘con men’ mà có thể nhiều người cùng xuất hiện trong cùng một nhóm ‘thợ’.
Ngày càng nhiều người bị lừa đảo gõ cửa
Những vụ lường gạt tiền bạc kiểu này, các cơ quan an ninh đề cập đến từ nhiều năm trước đây, nhưng hiện nay, có lẽ chúng xảy ra nhiều hơn nên giới hữu trách mới phát động cả một chiến dịch để cảnh giác dân chúng.
Chỉ trong vòng 1 năm qua, Cơ quan Bảo vệ người Tiêu thụ Victoria đã nhận đến gần 150 trường hợp khiếu nại về những tay lừa đảo kiểu này, với số tiền bị thất thoát tổng cộng lên đến gần 450, 000 đôla, tức gần nửa triệu Úc kim .
Đó là chưa kể những trường hợp nạn nhân không báo cáo hoặc khiếu nại.
Ngoài ra, Cơ quan Bảo vệ người Tiêu thụ Victoria còn cho biết 6 thành phố tại Victoria bị lường gạt kiểu này nhiều nhất là Monash 14 vụ, Banyule 10 vụ, Whitehorse 10, Boroondara 7 vụ, Whittlesea cũng 7 vụ, và Knox 6 vụ.
Những dịch vụ nào dễ làm nạn nhân rơi vào bẫy nhất?
Cơ quan Bảo vệ người Tiêu thụ Victoria cho biết trong tài khóa 2015 – 2016 vừa rồi, các trường hợp khiếu nại thường liên quan đến một số dịch vụ như: sơn sửa mái nhà (tổng cộng đến 102 vụ), sửa chửa đường xe ra vào - drive away 20 vụ, và tỉa xén cành cây cũng khoảng 20 vụ.
Đó cũng là lý do khiến cơ quan này cảnh báo rằng những trường hợp gian lận của ‘travelling con men’ thường xảy ra trong những khoản thời gian có thời tiết khắc nghiệt như mưa bão khiến cây cối ngả đổ hay nhà cửa hư hại, đồng thời những tháng có khí hậu ấm áp hơn như lúc này cũng bị bọn gian tận dụng vì là thời điểm thích hợp để sửa chữa nhà cửa.
Cơ quan Bảo vệ người Tiêu thụ Victoria ghi nhận được các nạn nhân đã trải qua những vụ lừa gạt của travelling con men với những hoàn cảnh rất khác biệt, chẳng hạn như cần sửa nhà nhưng vì khó khăn về tài chánh hoặc bận rộn không kiểm tra được nên chấp nhận bừa dịch vụ của chúng, thậm chí còn có trường hợp không hề có nhu cầu nhưng rốt cuộc vẫn phải sử dụng dịch vụ của chúng vì bị nài nỉ hết lời.
Nỗ lực bảo vệ người tiêu thụ
Cơ quan Bảo vệ người Tiêu thụ Victoria phối hợp với Cơ quan Phòng chống Tội phạm - Crime Stoppers Victoria, đang tổ chức một chiến dịch để cảnh báo về những vụ lường gạt kiểu này, tức kẻ gian đến tận nhà đề nghị cung cấp các dịch vụ lừa đảo hay travelling con men, sẽ kéo dài đến tận tháng 3 năm tới.
Chiến dịch sẽ được phổ biến rộng rãi trên hầu hết các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình và cả trên mạng xã hội, qua đó giới tiêu thụ được cung cấp các tài liệu giúp họ nhận ra kẻ gian và cách tránh được tình trạng phải trở thành nạn nhân của bọn lường gạt này.
Làm gì khi kẻ gian gõ cửa nhà:
- Nếu nghi ngờ kẻ gian đang đứng trước cửa nhà, hãy bảo họ đi khỏi nhà mình
- Nếu họ không đi, hãy nói thẳng với họ là họ đã phạm luật và có thể gọi cảnh sát
Thậm chí, nếu nghi ngờ một travelling con man đang lảng vảng trong khu vực địa phương, quý vị nên gọi ngay cho số điện thoại giám sát những vụ này, số 1300 133 408
Nạn nhân nói gì? Hãy tự mình khảo giá và tìm đến các thợ chuyên môn chứ đừng để thợ tìm đến quý vị theo kiểu ‘con men’ dù cho giá có rẻ đến đâu.
Nguồn: SBS
Bài viết có thể bạn quan tâm
- Cảnh báo các chiêu thức gian lận visa du lịch kết hợp làm việc ( 462) từ Việt Nam
- Visa 457 là gì? Làm sao để nộp xin visa này?
- Trở thành" nữ triệu phú Úc gốc Việt " nhờ quyết định táo bạo
- Những kinh nghiệm " xương máu" để cân bằng cuộc sống du học
- An toàn lao động tại Úc và những điều bạn nên biết khi tai nạn xảy ra hay bị bóc lột sức lao động
- Tìm việc tại Úc và khẳng định bản thân bằng sự khác biệt
- Cung cấp dịch vụ chuyển đổi kinh nghiệm làm việc sang bằng cấp Úc
- Bí quyết giảm thiểu chi phí khi du học ÚC
- Kinh nghiệm kiếm việc làm thêm nhẹ nhàng, lương cao ở Úc
- Thủ tục xin Visa lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Úc