Tìm việc tại Úc và khẳng định bản thân bằng sự khác biệt
Chắc hẳn vấn đề tìm kiếm công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp cũng như lợi ích của các công việc tình nguyện khi du học Úc là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng IDP tìm hiểu vì sao bạn cần nắm rõ quyền làm việc của mình.
Tôi có thể làm việc trong khi học được không?
Khi có visa du học sinh, bạn có thể làm việc 40 tiếng/ 2 tuần suốt học kì và không giới hạn thời gian trong khoảng thời gian giữa 2 học kì. Bạn sẽ được trả lương trong suốt thời gian làm việc, kể cả khi training và thử việc. Hãy đảm bảo bạn được trả lương ít nhất 1 lần/tháng và có phiếu lương trong vòng 1 ngày làm việc từ khi nhận lương. Úc có chính sách lương tối thiểu tùy theo từng ngành nghề mà chủ của bạn phải tuân theo. Chủ của bạn không được trả thức ăn, dịch vụ hay hàng hóa thay cho tiền lương. Nếu cần thêm thông tin hoặc lời khuyên về việc làm, hãy tham khải tại website của Work Ombudsman: www.fairwork.gov.au/international students
Tôi cần biết gì về chính sách thuế?
Trước khi bắt đầu làm việc, bạn bắt buộc phải có Tax File Number (TFN) để đảm bảo bạn đóng thuế phù hợp với công việc bạn đang làm. Luật của Úc miễn thuế cho thu nhập $18,200 nghĩa là nếu bạn thu nhập dưới $18,200/năm bạn không cần đóng thuế. Nếu bị trừ thuế bạn có thể xin hoàn thuế vào cuối năm tài chính.
Tham khảo tại www.ato.gov.au
Làm thế nào để tìm công việc làm thêm?
Khi đã có TFN, tài khoản ngân hàng, hãy viết một bản sơ yếu lí lịch và bạn đã sẵn sàng xin việc rồi đấy. Phục vụ nhà hàng khách sạn và bán lẻ là các ngành nghề quen thuộc cung cấp việc làm cho sinh viên nhờ thời gian linh động và nhu cầu nhân viên thường xuyên. Các trường thường có trung tâm môi giới việc làm cho sinh viên, hoặc bạn có thể tham khảo các trang tuyển dụng online, mục việc làm cho sinh viên. Các quán bar, café có thể đăng tin tuyển dụng tại cửa hàng. Để biết chi tiết hơn về hướng dẫn xin việc mời bạn xem các trang tiếp theo.
Vì sao nên làm tình nguyện?
Làm tình nguyện là cơ hội để bạn rèn luyện rất nhiều kĩ năng mềm, cải thiện khả năng giao tiếp, kết bạn và hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng mới. Các trường đại học thường có các hoạt động tình nguyên, hoặc bạn có thể tìm tại trung tâm việc làm địa phương. Các hoạt động tình nguyện ngoài trường giúp bạn sâu sát hơn với cộng đồng và tìm hiểu các phong tục của Úc. Các kinh nghiệm khi làm tình nguyện rất có ích khi bạn xin việc làm. Tham khảo tại www.volunteer.com.au – www.govolunteer.com.au
Sơ yếu lí lịch nên bao gồm những gì?
Căn bản nhất của một bản sơ yếu lí lịch là thông tin liên lạc, các kinh nghiệm làm việc trước đây và đối với sinh viên mới ra trường thì cần thêm quá trình học tập. Viết càng súc tích càng tốt và hãy nhờ ai đó xem qua. Cung cấp thông tin ít nhất 1 người tham chiếu, có thể là quản lý công việc cũ hoặc ai đó nắm rõ quá trình học tập và làm việc của bạn. Hãy nhờ người gia sư quen thuộc làm tham chiếu cho bạn. Sơ yếu lí lịch và thư giới thiệu nên viết cụ thể vị trí muốn xin vào, không nên dùng một mẫu cho các công việc khác nhau.
Còn thực tập và các kinh nghiệm làm việc thì sao?
Tích lũy kinh nghiệm liên quan đến ngành học rất có ích khi bạn đi xin việc. Dù là kinh nghiệm làm việc tại Úc hay nước ngoài, hoàn thành một khóa thực tập trong khi học là một cơ hội không nên bỏ qua. Bạn sẽ thường xuyên nâng cao các kĩ năng liên quan trực tiếp đến công việc và cách làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Và việc được nhận vào làm chính thức sau khi hoàn thành thực tập cũng không quá lạ lẫm.
Làm sao để tìm việc sau khi tốt nghiệp?
Khi học năm cuối bạn sẽ có cơ hội xin việc ở trình độ mới tốt nghiệp tại nhiều tổ chức. Nếu bạn dự định ở lại Úc sau khi tốt nghiệp, tìm việc ngay khi ra trường là một quyết định sáng suốt. Các nhà tuyển dụng có thể xin cho bạn visa làm việc và nếu bằng cấp của bạn thuộc loại lao động có tay nghề thì mọi việc càng dễ dàng hơn. Xem trang web sau để tìm hiểu thêm về visa làm việc và bằng cấp “lao động có tay nghề” www.immi.gov.au/visa
TẠO LÊN SỰ KHÁC BIỆT?
Biết phải tìm thông tin ở đâu
Đây là thử thách đầu tiên. Khi đã tìm hiểu các cơ hội từ trường, hãy lên mạng để tra cứu thông tin. Dùng chức năng tìm kiếm chuyên sâu để tìm công việc phù hợp trong các ngành nghề như bán hàng, nhà hàng, tạp vụ hoặc thuộc ngành học của bạn. Sau nhớ nhớ đăng ký nhận email để thường xuyên cập nhật các tin tuyển dụng công việc bạn thấy hứng thú. Tham khảo tại http://nguoiviettaiuc.com/ - www.seek.com.au - www.careerone.com.au
Đừng làm phiền nhà tuyển dụng
Đừng nộp đơn xin việc bừa bãi. Hãy chọn công việc phù hợp với bạn, và viết một thư xin việc phù hợp với công việc đó. Chú ý đến những kỹ năng liên quan đến công việc và nhớ nhắc đến chúng khi viết sơ yếu lí lịch hoặc thư xin việc. Không nản lòng khi bị từ chối nhiều lần để chứng tỏ bạn là người kiên nhẫn.
Đi phỏng vấn nên mặc gì?
Đối với những công việc bình dân bạn không cần ăn mặc quá chuyên nghiệp nhưng phải sạch sẽ gọn gàng. Đối với các công việc sau khi tốt nghiệp hoặc xin thực tập có thể bạn sẽ cần trang phục công sở chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu về công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn sẽ có sự trang bị tốt nhất trước khi khởi hành du học Úc.
Nguồn: IDP.com
Bài viết có thể bạn quan tâm
- Cung cấp dịch vụ chuyển đổi kinh nghiệm làm việc sang bằng cấp Úc
- Bí quyết giảm thiểu chi phí khi du học ÚC
- Kinh nghiệm kiếm việc làm thêm nhẹ nhàng, lương cao ở Úc
- Thủ tục xin Visa lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Úc
- Hái nho ở Úc và những điều chưa biết
- Thanh niên Việt Nam có cơ hội sang Úc du lịch và làm việc từ 1/7