Cảnh báo về cuộc điện thoại giả dạng Bộ Di trú lừa đảo di dân
Nếu một ngày quý vị nhận được một cuộc gọi nói là Bộ Di trú và yêu cầu quý vị nộp một khoản tiền nếu không muốn bị trục xuất, có thể quý vị đang là nạn nhân của một hình thức lừa đảo nhắm vào di dân
Cảnh giác với những cuộc điện thoại giả danh (AAP)
ACCC cảnh báo người dân phải hết sức đề phòng một hình thức lừa đảo mới nhắm vào những di dân, đặc biệt là những người mới về thăm quê và quay lại Úc.
Theo hình thức này, kẻ lừa đảo sẽ giả dạng là người của DFAT hoặc Bộ Di trú, gọi đến cho nạn nhân là di dân, cáo buộc họ đã cung cấp thôngtin sai trong hồ sơ xin visa hoặc trong giấy nhập cảnh khi họ vừa quay lại Úc.
Nạn nhân sau đó sẽ được yêu cầ u phải trình báo cảnh sát và phải trả một số tiền khoảng $1,000 bằng cách chuyển khoản qua Western Union để được ở lại Úc, nếu không sẽ bị trục xuất.
"Kẻ lừa đảo giả dạng là người của Bộ Di trú, gọi đến cho nạn nhân cáo buộc họ đã cung cấp thông tin sai trong hồ sơ xin visa hoặc trong giấy nhập cảnh khi họ vừa quay lại Úc. Nạn nhân sau đó sẽ được yêu cầu phải trình báo cảnh sát và phải trả một số tiền bằng cách chuyển khoản qua Western Union để được ở lại Úc, nếu không sẽ bị trục xuất"
Câu chuyện của bà Gurjit Kaur sau đây là một ví dụ.
Bà Gurjit Kaur, một người phụ nữ sống ở Melbourne, vừa nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu cho con gái và đang trong giai đoạn chờ kết quả.
Một ngày, bà bỗng dưng nhận được một cuộc gọi, số điện thoại gọi đến hiển thị trên màn hình là của Lãnh sứ quán Ấn Độ ở Sydney, nhưng nội dung cuộc gọi lại không phải về hộ chiếu của con gái bà.
Sau khi hỏi các thông tin cá nhân của bà như số hộ chiếu, nơi bà làm việc, người đàn ông đầu dây bên kia nói rằng bà đã lừa dối chính phủ vì đã cung cấp thông tin sai lệch trong tờ khai nhập cảnh lúc bà quay lại Úc.
Chỉ riêng năm 2016, các vụ lừa đảo đã làm tiêu tốn người dân Úc $300 triệu, đồng thời gây thiệt hại cho mỗi doanh nghiệp trung bình $10,000.
Bà Gurjit kể với SBS Punjabi:
“Lúc đầu ông ta nói chuyện rất bình thường làm tôi nghĩ là ông ta muốn kiểm tra nhân thân, nhưng sau đó ông ta bắt đầu chuyển sang đe doạ, và lặp đi lặp lại rằng tôi đã phạm một tội nghiêm trọng.”
Người đàn ông gọi cho bà Gurjit đã nói rằng visa của bà đã bị huỷ và bà sẽ phải trả $20,000 trong vòng 15 ngày, nếu không sẽ bị bắt và bị trục xuất.
“Ông ta nói cảnh sát sẽ đến và bắt tôi. Ông ta còn nói chủ nhân sẽ sa thải tôi và tôi sẽ bị trục xuất nếu không trả tiền,” bà Gurjit kể lại.
"Người đàn ông gọi cho bà Gurjit đã nói rằng visa của bà đã bị huỷ và bà sẽ phải trả $20,000 trong vòng 15 ngày, nếu không sẽ bị bắt và bị trục xuất"
Chồng bà đã nghe được cuộc điện thoại và nghi ngờ vợ ông đang là nạn nhân của một vụ lừa đảo. Ông liền giật lấy điện thoại và dập máy.
Nhưng bà Gurjit vẫn rất lo lắng vì thông tin cá nhân của bà đã bị lộ qua cuộc nói chuyện, và có thể bị sử dụng sai mục đích.
Trường hợp của bà Gurjit không phải là trường hợp duy nhất.
Các cơ quan chính phủ không bao giờ yêu cầu chuyển tiền bằng cách chuyển khoản
ACCC cho hay bọn lừa đảo đang nhắm vào những di dân Ấn Độ mới về thăm quê hương. Chỉ riêng trong tháng Năm, đã có 20 vụ lừa đảo dạng này được báo cáo, móc túi của những người nhe dạ $6,200.
Theo ACCC, những kẻ lừa đảo đã lấy được thông tin cá nhân của nạn nhân như ngày sinh, số hộ chiếu. Cách thức lừa đảo cũng có vẻ rất hợp pháp vì số điện thoại hiển thị chính xác là của Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT).
Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia đã trở thành mục tiêu mới nhất của những kẻ lừa đảo, thông qua các tin nhắn giả mạo và liên kết mạng đáng ngờ.
Phó chủ tịch ACCC, Delia Rickard, lên tiếng cảnh báo
“Nếu quý vị nhận được một cuộc điện thoại bất ngờ và người gọi xưng là đang gọi đến từ DFAT, hay Bộ Di trú, hay bất kỳ cơ quan chính phủ nào, rồi cáo buộc quý vị đã làm chuyện gì đó sai trái hoặc đe doạ và sau đó là đòi tiền, thì hãy dập máy ngay.”
ACCC cảnh báo việc chuyển tiền bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng (Wire Transfer) là hết sức nguy hiểm, hoặc bất cứ hình thức chuyển khoản nào mà người gửi không tin hoặc không rõ người nhận là ai.
ACCC cho biết, các cơ quan chính phủ như DFAT hay Bộ Di trú không bao giờ yêu cầu trả tiền bằng cách chuyển khoản.
“Nếu quý vị nghi ngờ người gọi đến không phải từ cơ quan chính phủ, hãy liên lạc với cơ quan đó ngay lập tức. Không dùng bất kỳ số điện thoại, email hay trang mạng do người gọi cung cấp, thay vào đó quý vị có thể kiểm tra lại thông tin trên trang mạng chính thức của cơ quan đó.”
Linda- Theo SBS Vietnamese
Bài viết có thể bạn quan tâm
- 6 website giúp bạn tìm việc nhanh nhất tại Úc
- Top 5 việc làm phổ biến nhất dành cho du học sinh Việt tại Úc
- Du học sinh đang lấy mất việc làm của người dân Úc? Có thật như vậy không?
- Tìm việc trong ngành nhà hàng khách sạn khó ư? Bạn sẽ trả lời là" không" khi đọc xong bài báo này.
- Phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh sẽ trở thành " chuyện nhỏ" nếu bạn nắm trong tay 9 câu hỏi này.
- Di dân và những rào cản trong vấn đề tìm việc
- Chắc chắn bạn sẽ tìm việc làm thêm tại Úc chỉ với 3 bước đơn giản dưới đây
- Gõ cửa mời chào dịch vụ và những chiêu thức lừa đảo tinh vi
- Cảnh báo các chiêu thức gian lận visa du lịch kết hợp làm việc ( 462) từ Việt Nam
- Visa 457 là gì? Làm sao để nộp xin visa này?