Nắm trong tay danh sách Tay nghề Định cư SOL 2016-2017, thêm cơ hội định cư tại Úc
Danh sách Tay nghề Định cư Úc (SOL) 2016-17 sẽ có hiệu lực từ 1/7 tới đây mà Bộ Di trú (DIBP) vừa công bố có những thay đổi gì và những ai được đến Úc sinh sống theo diện này?
Danh sách Tay nghề Định cư – SOL
Bạn có thể di dân qua Úc sinh sống theo các visa sau:
189 (Skilled Independent Visa)
489 (Family Sponsored Points Tested/ Skilled Regional Provisional Visa)
485 (Graduate Temporary Visa)
Để có được những visa này, bạn cần chứng minh được mình có một kỹ năng hay tay nghề trong Skilled Occupations List – SOL.
"Tính công bằng trong các loại visa dành cho di dân có tay nghề là không thiên vị quốc gia nào. Bộ Di trú không quan tâm bạn đến từ đâu, miễn là bạn có các kỹ năng và trình độ để đóng góp vào thị trường lao động Úc," chuyên viên di trú từ Immigration Law Matters Australia, ông Youssef Haddad cho SBS biết.
Ông Hadda cũng cho biết thêm là quy trình duyệt xét visa này vô cùng phức tạp vì những đòi hỏi nghiêm ngặt khi đánh giá kỹ năng hay tay nghề của người nộp hồ sơ.
"Di dân có tay nghề là con đường thực tế nhất cho các chuyên gia lành nghề định cư ở Úc. Lý do đơn giản do là trong tổng số 190.000 suất mở ra người người di dân thường trú ở Úc, có 128.550 trong đó là được phân bổ cho người di dân có tay nghề. Mỗi năm như vậy lượng người di dân Úc nhận vào đều đặn tăng lên, đặc biệt tập trung vào di dân có tay nghề để đáp ứng tình trạng thiếu hụt các kỹ năng nghề nghiệp trong hiện tại và tương lai,” ông nói.
Danh sách Tay nghề Định cư mới cho 2016-17, không có sự thay đổi lớn so với năm trước.
Những ngành nghề biến mất trong SOL từ ngày 1/7:
- Mining engineer – Kỹ sư hầm mỏ
- Petroleum engineer – Kỹ sư dầu khí
- Occupational health and safety adviser – Tư vấn viên về sức khỏe an toàn tại nơi làm việc
- Environmental health officer – Nhân viên sức khỏe môi trường
- Dental hygienist – Kỹ thuật viên vệ sinh răng miệng
- Dental prosthetist – Kỹ thuật viên nha khoa răng giả
- Dental technician – Kỹ thuật viên nha khoa
- Dental therapist – Chuyên viên trị liệu nha khoa
- Metallurgist – Chuyên viên luyện kim
Nghề mới thêm vào SOL từ ngày 1/7:
- Audiologist – Chuyên viên thính lực
- Orthotist or prosthetist – Chuyên viên chỉnh hình hay làm các bộ phận thay thế trên người
Nhiều ngành ‘làm thợ’ chiếm đa số trong SOL 2016-17:
- Nhiều nghề trong nhóm ‘trades’: thợ cơ khí xe hơi, đầu bếp, thợ chế tạo kim loại, thợ xây gạch, thợ mộc, thợ sơn
- Kế toán
- Liên quan đến IT: phân tích hệ thống, phát triển chương trình, kỹ sư phần mềm, phân tích chương trình
- Kỹ sư: kỹ sư điện cơ, kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ khí
Để được định cư tại Úc theo diện di dân tay nghề, người nộp hồ sơ xin visa 189, 489, và 485 phải chọn cho mình một kỹ năng có trong SOL và chứng minh mình được một tổ chức chuyên môn tại Úc công nhận có tay nghề hay chuyên môn đó.
Ghé thăm website của Bộ Di trú để biết thêm về quy trình đánh giá tay nghề định cư theo SOL.
Liên lạc trực tiếp với một cơ quan đánh giá kỹ năng do Bộ Di trú Úc chỉ định trong SOL, đóng lệ phí để được xét công nhận tay nghề.
Muốn đến sống ớ Úc với visa dành cho di dân có tay nghề? Hiểu SOL & CSOL 2016-17.
Danh sách Tay nghề Định cư cần bảo trợ – CSOL
Bộ Di trú cũng công bố một Danh sách Tay nghề Định cư cần bảo trợ Consolidated Sponsored Occupations List (CSOL) dành cho những người muốn định cư tại Úc với visa:
- 190 (Skilled Nominated Visa)
- 457 (Temporary Work Skilled Visa)
- 186 (Employer Nominated Scheme)
Để được 3 loại visa này, người di dân có tay nghề cần có sự bảo trợ của một công ty hay một thành viên trong gia đình.
Chương trình visa làm việc 457 là ‘chiếc vé’ phổ biến nhất mà nhiều công nhân ngoại quốc nhắm đến Úc, mỗi năm có đến hơn 50 ngàn hồ sơ xin cấp loại visa này.
Người được cấp visa 457 được làm việc ở Úc trong bốn năm, được mang theo gia đình đến để làm việc hay học tập ở Úc, và được xuất/ nhập cảnh Úc không hạn chế.
Đối với nhiều người ở nước ngoài, như ở Việt Nam chẳng hạn, được sang Úc làm việc là một ước mơ lớn. Chương trình 457 visa tạm thời là con đường chính mà người lao động nước ngoài theo để đạt được ước mơ đó, và đó cũng là loại visa được săn đón nhiều nhất đối với người Việt. Thế thì những công việc gì mà thị trường lao động tại Úc đang cần nhân công nhất?
Đây là một loại visa cần người bảo trợ, có nghĩa là nhà nhân dụng (công ty thuê bạn làm việc) phải là nhà bảo trợ được chính phủ công nhận, và tuyển bạn làm việc ở một vị trí cụ thể trước khi (hay cùng lúc) bạn nộp hồ sơ xin visa.
Hồi tháng 3 năm nay, một phúc trình cho thấy những ngành Úc đang cần:
- Developer programmer – phát triển chương trình IT
- Chef – Đầu bếp
- Café or restaurant manager – Quản lý nhà hàng, quán ăn
- Marketing specialist – Chuyên viên tiếp thị
- ICT business analyst – Phân tích kinh doanh ICT
Quy trình nộp hồ sơ xin các loại visa dành cho di dân có tay nghề SOL và CSOL có tại trang mạng của Bộ Di trú.
Công dân của ba quốc gia đến Úc đông nhất với visa dành cho di dân có tay nghề trong năm 2014-15 gồm Ấn Độ (24,3%), Anh quốc (17,2%), và Trung Quốc (6,95%).
Nguồn: SBS Vietnamese